Thiết kế thi công

Nhà xưởng, công xưởng chính là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm kinh doanh và cũng là nơi làm việc của rất nhiều công nhân viên. Chúng ta có thể thấy nhà xưởng là nơi vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy, việc thiết kế thi công xây dựng cũng được diễn ra hết sức nghiêm ngặt ở từng bước.

Để hoàn thành nhà xưởng đúng với tiêu chí và yêu cầu của các đơn vị chủ đầu tư thì cần phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể nhất. Đặc biệt là ở khâu thiết kế và thi công. Cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng, nêu rõ các nguyên vật liệu, thông số kỹ thuật chi tiết đối với nhà xưởng doanh nghiệp.

Thiết kế xây dựng 

Để xây dựng được nhà xưởng cho doanh nghiệp thì chi phí đầu tư xây dựng sẽ vô cùng lớn, do đó việc đầu tiên cần làm đó chính là lên kế hoạch và thống nhất phương án tối ưu nhất. Tuy đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên đây lại là bước quan trọng quyết định cả quá trình xây dựng nhà xưởng sau này. Giúp cho dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào sử dụng đúng dự kiến, cũng như tối ưu các chi phí đầu tư phát sinh.

Thiết kế nhà xưởng sẽ bao gồm 2 bước đó là: Thiết kế phương án sơ bộ và Thiết kế bản vẽ thi công. Dưới đây Đại Việt sẽ nêu chi tiết cho quý khách hàng hiểu rõ hơn:

1/ Thiết kế phương án sơ bộ

Sau khi đã trao đổi và hiểu rõ nhu cầu của chủ đầu tư xây dựng, còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất, dây chuyền sản xuất cũng như công nghệ và quy mô của từng nhà xưởng là khác nhau. Các kiến trúc sư sẽ thiết kế chi tiết, cụ thể hóa bằng những bản vẽ mặt bằng quy hoạch, tổng thể từng hạng mục trên bản phối cảnh 3D, giúp chủ đầu tư có cái nhìn trực quan về dự án.

Những bản vẽ thiết kế nhà xưởng trong giai đoạn này cần phải thể hiện được rõ các hạng mục xây dựng, mật độ, chỉ giới xây dựng, mật độ cây xanh, các thiết bị phòng cháy chữa cháy, lối thoát hiểm an toàn,….

2/ Thiết kế bản vẽ thi công

Sau khi thống nhất được phương án lập kế hoạch xây dựng sơ bộ thì tiếp đến chính là giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Bản vẽ thiết kế giai đoạn này sẽ thể hiện được các chi tiết của tất cả các hạng mục xây dựng, từng chi tiết cấu tạo về kiến trúc, phương án kết cấu móng, bản vẽ khung thép tiền chế, các liên kết chặt chẽ, quy cách về nguyên vật liệu, các bản vẽ M&E, phòng cháy chữa cháy cho từng hạng mục cụ thể như:

  • Nhà xưởng sản xuất chính
  • Nhà kho
  • Văn phòng nhân viên
  • Nhà ăn công nhân viên
  • Bể ngầm
  • Trạm điện cung cấp nguồn điện cho toàn bộ công trình
  • Nhà xe, nhà bảo vệ
  • Cổng, tường rào…

Cũng trong giai đoạn này chính là quá trình chúng ta cần xin cấp phép xây dựng, cấp phép Phòng cháy chữa cháy.

Lập bảng dự toán cho khu vực nhà xưởng đưa ra từng đầu việc và khối lượng của tất cả các hạng mục cụ thể.

Bộ hồ sơ bản vẽ thi công xây dựng và bảng dự toán sẽ là căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng và khối lượng công việc hoàn thành sau này.

Lập biện pháp thi công nhà xưởng

Tiến độ thi công và xây dựng nhà xưởng, thường diễn ra rất nhanh nên đều sẽ phát sinh các ảnh hưởng dẫn đến sự án chế về tiến độ chung của dự án. Do đó quá trình chuẩn bị cũng cần phải được tiến hành cẩn thận, càng chi tiết kỹ càng lại càng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để đảm bảo trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng được diễn ra đúng theo tuần tự cũng như đảm bảo tiến độ khi thi công. Nhà thầu thi công cần phải lập bản vẽ biện pháp thi công và bảng tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục, từng đầu việc.

Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công cần phải thể hiện rõ ràng các vị trí như đường công vụ, bãi tập kết và gia công vật liệu, lán trại công nhân, phòng điều hành… Bên cạnh đó các bản vẽ biện pháp chi tiết cũng cần thể hiện được hướng thi công, các loại máy xây dựng cần sử dụng,…

Một số chú ý quan trọng khi tiến hành công tác và khởi công xây dựng đó chính là chủ đầu tư cần phải thống nhất và đưa ra bảng chỉ dẫn vật liệu cụ thể nhất. Giúp cho quá trình nghiệm thu vật liệu đầu vào rõ ràng, minh bạch, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Các bước thi công nhà xưởng:

1/ Thi công phần nền móng:

– San lấp đất nền: Nhà thầu thi công cần phải xem xét các tình trạng nền của nơi thi công xây dựng, sau đó tiến hành san lấp phù hợp với bản vẽ ban đầu.

– Định vị tim trục: Đây chính là bước quan trọng, giúp xác định vị trí của các móng cột có trên bảng vẽ

– Đào móng hàng rào: Hàng rào bao quanh khu vực nhà xưởng sẽ có kích thước rất dài và cao, cho nên bắt buộc phải được xây dựng kiên cố, vững chãi.

– Thi công nền móng: Sau khi đã có tim trục thì ta sẽ tiến hành đến việc thi công móng, vật liệu chính là bê tông cốt thép.

– Lu lèn đất và đá cho nhà xưởng: Sau khi tiến hành san lấp, nền đất sẽ được tiến hành lu lèn cho đúng với độ chặt mà thiết kế đã yêu cầu từ ban đầu.

– Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác chốt thép, đổ bê tông và thực hiện các quy trình để tránh gây nứt sàn bê tông tại công xưởng.

2/ Thi công khung thép:

–  Lắp dựng khung thép: Nâng và lắp đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí nhất định.

– Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Khi lắp đặt cần phải đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung.

– Thi công vỏ bao che: Xây tường bao để che chắn và thi công mái tôn phù hợp cho khu vực công xưởng.

3/ Thi công hạ tầng

Tư vấn và lắp đặt ống thoát nước, lu nền đường, lu đá trên nền đường, bảo dưỡng bê tông nền đường, chống nứt,….

4/ Thi công hệ thống kỹ thuật

Bao gồm tất cả hệ thống được sử dụng để phòng cháy chữa cháy, hệ thống liên lạc, hệ thống đèn điện, hệ thống kỹ thuật để phục vụ sản xuất,…

5/ Hoàn thiện

Bao gồm cả các bước sử dụng để kẻ vạch phân làn ở công xưởng, xây dựng trần nhà chống nóng, trồng cỏ xanh, cây cối bền ngoài xưởng sản xuất. Có thể thêm 1 số tiểu cảnh theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có).

6/ Vệ sinh và đưa vào sử dụng

Vệ sinh khu vực nhà xưởng, nhà ăn tập thể cho công nhân viên tại nhà xưởng, các thiết bị máy móc hiện đại khác,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.